Công việc thiết kế đòi hỏi có sự am hiểu cao về in ấn. Nó sẽ giúp hạn chế đầy rẫy các rủi ro cho in ấn. Bài viết dưới đây là những vấn đề cần khi lưu ý khi thiết kế in ấn giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao chất lượng bản in.
Trong thực tế như thống kê của Viện kỹ thuật Rochester, có đến 78% file của khách hàng gởi đến nhà in chưa phù hợp cho việc in ấn. Dưới đây là một số lưu ý cho các nhà thiết kế. Đây là những hiểu biết cơ bản về chế bản hoặc là những kiến thức thông thường, chúng sẽ rất hữu dụng cho bạn trước khi thực hiện công việc in tác phẩm của mình, chúng sẽ giúp bạn tránh những lỗi đôi khi gây rất tốn kém.
Phần mền (software):
Nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: : ILLUSTRATOR, COREL, PHOTOSHOP,…
Yêu cầu khi thiết kế in ấn:
Nếu là ảnh bitmap thì ảnh phải chất lượng cao, kích thước phải chuẩn.
Hệ màu:
Hệ màu của file thiết kế là CMYK. Vì vậy khi xử lý hình ảnh bằng Photoshop thì phải chuyển qua hệ màu CMYK.
Độ phân giải:
Độ phân giản tối thiểu để in ra một sản phẩm chất lượng là từ 200dpi – 300dpi.
Kích thước:
Phải kiểm tra chắc chắn rằng bạn đang thiết lập chính xác kích thước trang tài liệu (khổ thành phẩm) theo đúng yêu cầu và cũng đã thiết lập khoảng cắt xén cho các trang tài liệu của mình. Kích thước của file phải chuẩn, ví dụ: Bạn muốn in 1 poster kích thước 1m thì file thiết kế của bạn phải là 1m.
Định dạng file:
Các file có thể in là AI, EPS, CDR, Tif/Tiff, Jpg /Jpeg, Psd, Indd, PDF
Chú thích:
– AI: Bản vẽ hoặc file đồ họa vector Adobe Illustrator
– EPS: File hình ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng Adobe Illustrator, được thiết kế để in độ phân giải cao. Tiêu chuẩn tập tin để nhập và xuất cho các phầm mềm đồ họa khác.
– CDR: được tạo bằng phần mềm Corel Draw Vector
– Tif/Tiff: Định dạng đồ họa bitmap ưa thích để in ấn có độ phân giải cao
– Jpg /Jpeg: Tiêu chuẩn định dạng nén hình ảnh nhiếp ảnh.
– Hạn chế sử dụng các file: JPG, JPEG, JPE vì các file này là ở định dạng file nén chất lượng ảnh kém, sản phẩm in ra không đẹp.
– Psd: Bitmap tập tin được tạo ra bằng cách sử dụng Adobe Photoshop
– Indd: Tạo bằng phần mềm InDesign từ Adobe
– PDF: Tạo từ phần mềm Adobe Acrobat
Nên dùng file TIF hoặc EPS để in ấn chất lượng sản phẩm sẽ rất tốt.
Khi chép file đi in các bạn có thể chép file gốc để đi in hoặc là chuyển sang dạng TIF (định dạng TIF là định dạng chuẩn trong in ấn).
Khi chép file đi in các bạn có thể chép file gốc để đi in hoặc là chuyển sang dạng TIF (định dạng TIF là định dạng chuẩn trong in ấn).
Font chữ:
Trước khi chép file đi in các bạn phải convert tất cả font chữ trong file thiết kế của bạn, đề phòng trường hợp thiếu font chữ.
Lưu ý khác:
Trong Illustrator lưu ý hình ảnh đưa vào phải được Embed vào AI tránh trường hợp lỗi ảnh khi xuất đi in ấn.
Kiểm tra lỗi: Thông thường nhà in sẽ kiểm tra lại file bạn cần in, nhưng thường họ chỉ đọc/nhìn lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Tốt nhất là bạn cần phải kiểm tra thật cẩn thận các file của mình.
Trapping: trapping là kỹ thuật dùng để giảm thiểu sai số chồng màu trong quá trình in. Hoặc là bạn sẽ tự làm điều này và thông tin cho nhà in biết, hoặc là bạn để cho họ thực hiện việc trapping. Trapping vừa là kỹ năng vừa là nghệ thuật. Đừng đánh giá thấp công việc này, đôi khi nó sẽ làm cho bạn phải trả giá.
Đặt tên file: file của bạn có thể được xử lý trong các chương trình ứng dụng khác nhau chạy trên những hệ điều hành khác nhau để in. Mỗi hệ điều hành hoặc chương trình ứng dụng có những quy luật riêng của nó gắn liền với tên file. Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, bạn cần lưu ý.
– Không nên đặt tên file dài quá 25 ký tự.
– Sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file.
– Đừng bao giờ bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file.
– Tránh việc dung nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.